Nguyên lý hoạt động của máy in

Nói đến máy in thì chắc hẳn mọi người ở đây ai cũng đều biết cả rồi, nhưng về nguyên lý hoạt động của máy in thì số ít người có thể nắm được ngay như thợ sửa máy in cũng chưa chắc đã nắm rõ cách thức hoạt động của máy in, qua bài viết dưới đây chúng tôi có thể cung cấp thêm thông tin tới bạn đọc giúp bạn hiểu sâu hơn về chiếc máy in mà chúng ta thường hay sử dụng.

Nguyên lý hoạt động của máy in

Chú ý bài viết này chúng tôi chỉ cung cấp các kiến thức về máy in laser ở dạng khối cơ bản ở máy in đơn năng và cách thức hoạt động đơn giản nhất.

Cấu tạo các khối chính của máy in

- Khối nguồn: Cung cấp điện năng, cao áp... cho máy in hoạt động

- Khối điều khiển: Gồm các mạch xử lý tín hiệu, chuyển đổi số, cảm biến...

- Khối Sấy: Tạo nhiệt độ cao để sấy chín mực

- Khối Laser: Chuyển tín hiệu số thành tín hiệu tia laser

- Khối truyền động: Gồm các bộ phận kéo, đẩy giấy...

- Khối tạo ảnh: Gồm mực, trống, trục cao áp...

Nguyên lý hoạt động của máy in

Hoạt động của máy in là một quá trình phức tạp và liên tục do vậy các bộ phận hoạt động cần chính xác và tuần tự, nếu sai lỗi ở một giai đoạn nào đó có thể máy in sẽ ngưng hoạt động hoặc bản in ra không được như định hình

Các bạn xem video để nắm rõ chi tiết chúng tôi sẽ mô tả bên dưới

- Khi máy in được cấp nguồn từ 'Khối nguồn' máy in sẽ kiểm tra hệ thống xem có lỗi hay không, nếu không máy in sẽ chuyển chế độ chờ in 'sẵn sàng'

- Khi nhận được lệnh in từ máy tính, lập tức 'Khối điều khiển' đưa ra các lệnh thực thi bắt đầu bằng việc sạc điện tích vào toàn bộ bề mặt trống, điện tích này sẽ cùng dấu với điện tích của hạt mực.

- 'Khối Laser' nhận tín hiệu chuyển đổi từ vi xử lý bắn phá các tia laser lên bề mặt trống, các tia này là hình hài của bản in (tín hiệu bản in), tia laser quét liên tục và nhanh đến mức mắt thường chúng ta không thể nhận thấy.

- Trống tiếp tục quay vòng và chạm vào trục từ lúc này trục đã được phủ đầy mực từ trước đó và các hạt mực bắt đầu chuyển sang bề mặt trống do các vùng tia laser bắn vào bị thay đổi điện tích ( ngược dấu điện tích với hạt mực ) do đó hạt mực bị hút sang bề mặt trống. Lúc này trên bề mặt trống đã hình thành nên các nét chữ ngược chỉ chờ phủ lên giấy, ở đây chúng ta thường gọi là 'Khối tạo ảnh'

- Máy in tiếp tục quay nhờ 'Khối truyền động' giấy được đưa vào đúng lúc lập tức các hạt mực chuyển từ trống sang giấy và càng bám trặt vào giấy hơn nhờ có trục cao áp tách phía mặt sau của tờ giấy.

- Sau khi đã phủ hết các hạt mực lên giấy, giấy tiếp tục được đưa vào 'Khối Sấy' để sấy chín các hạt mực giúp chúng bám trặt vào giấy mà không bị bay đi.

- Giấy in được đẩy ra ngoài nhờ 'Khối truyền động', máy in vẫn tiếp tục quay khi hết lệnh in để 'Khối tạo ảnh' làm sạch các hạt mực dư thừa còn sót lại, mực này được gọi là mực thải và chúng thường được dồn về bầu chứa mực thải

- Quy trình hoàn tất và lại tiếp tục chu trình mới nếu có lệnh in mới

Máy in hoạt động phức tạp hơn nhiều

- Các mô tả trên thì là các khái niệm bao quát đi vào chi tiết sẽ rất phức tạp, ví dụ như giấy đi như thế nào, giấy đi đến đâu trong máy in thì tia laser bắt đầu bắn... thì điều này lại nhờ vào một loạt rất nhiều các cảm biến bên trong máy để xác định chính xác vị trí của giấy...

- Các phân tích giúp bạn đọc hình dung và dễ hiểu nhất, còn về chi tiết sâu hơn các bạn tham khảo thêm ở các nguồn khác nhau

 

|Xem thêm bài viết về dịch vụ đổ mực máy in

 

Từ khóa tìm kiếm: nguyên lý hoạt động của máy in, nguyên lý hoạt động máy in, nguyên lý hoạt động của máy in laser, hoạt động của máy in, hoạt động của máy in laser, cách hoạt động của máy in, cách hoạt động của máy in laser

Người viết bài: Nguyễn Công

Ngày tạo: 27/03/2024

Lượt xem: 16427

Lựa chọn đánh giá

Tổng số đánh giá: 57

Điểm đánh giá: 5

☎️ 0988.55.33.53

📩 mayvanphonghabac@gmail.com

HỆ THỐNG VĂN PHÒNG