Nguyên lý hoạt động cơ bản của máy photocopy

Nguyên lý hoạt động của máy photocopy

Hiểu nguyên lý hoạt động của máy photocopy cho phép bạn phát hiện, chẩn đoán, và xử lý các vấn đề của máy. Nếu biết thế nào là máy hoạt động tốt thông qua chất lượng bản photocopy, sự vận hành, nhiệt độ và âm thanh của máy, bạn có khả năng nhận biết vấn đề và xác định nguyên nhân có thể do chi tiết nào đó bị hỏng hoặc chỉ cần điều chỉnh.

nguyên lý hoạt động cơ bản của máy photocopy

QUY TRÌNH PHOTOCOPY ( nguyên lý hoạt động của máy photocopy )

Các bước cần thiết để thực hiện bản copy được gọi là quy trình photocopy.
Đó là chuỗi liên tục các sự kiện. Tuy nhiên, cách tốt nhất để tìm hiểu quy trình photocopy là phân tích từng bước một cách riêng rẽ. Quy trình photocopy có tám bước chính:
1.    Sự tích điện.
2.    Tiếp xúc với ánh sáng.
3.    Hiện hình (nội dung photocopy).
4.    Chuyển hình.
5.    Tách giấy.
6.    Nung chảy mực.
7.    Làm sạch.
8.    Xoá.

+ Sự Tích Điện. Bước thứ nhất là nạp lớp điện tích đồng đều lên toàn bộ bề mặt Drum. Trong bóng tối, lớp quang dẫn trên drum có tác dụng như một chất cách điện, điện tích không thể đi qua lớp này để đến mass. Vì vậy, điện tích vẫn lưu lại trên bề mặt drum.
+ Tiếp xúc với ánh sáng. ánh sáng chiếu vào mặt dưới của tài liệu gốc. Sau đó, hình ảnh tài liệu gốc được phóng lên bề mặt drum. Phần điện tích drum được chiếu sáng trở thành dẫn điện. Điện tích trong các vùng đó di chuyển về phía mass. Bề mặt drum chỉ còn giữ lại hình ảnh điện không thấy được của tài liệu gốc được gọi là ảnh tĩnh điện ẩn.
+ Hiện hình. Trong bước hiện hình tài liệu gốc, ảnh tĩnh điện ẩn được tiếp xúc với các hạt mực có điện tích khác dấu. Vì các điện tích khác dấu hút nhau, mực sẽ bám vào các vùng có điện tích trên drum, tạo thành hình ảnh bằng mực thấy được trên bề mặt drum.
+ Chuyển hình. Trong bước này, hình ảnh bằng mực trên drum được chuyển lên giấy photocopy theo các công đoạn sau: Giấy được đưa đến tiếp xúc với bề mặt drum. Điện tích mạnh được đưa vào mặt sau tờ giấy photocopy. Lúc này, hình ảnh bằng mực bị hút về phía giấy photocopy mạnh hơn so với drum nên tách khỏi drum và bám lên giấy.
+ Tách giấy. Khi chuyển hình giấy photocopy bám chặt lên drum, do giấy có điện tích mạnh. Bước này sẽ tách giấy ra khỏi drum bằng cách đưa trường điện xoay chiều mạnh vào mặt sau tờ giấy photocopy để trung hoà mọi điện tích. Khi điện tích đã bị loại bỏ, giấy photocopy rơi khỏi drum.
+ Nung chảy mực. Trong bước này, ảnh từ các hạt mực nhỏ được gắn chặt lên giấy photocopy bằng cách cho giấy đi qua hai con lăn nóng. Khi đi qua hai con lăn này, mực nóng chảy và bị ép vào các tờ giấy.
+ Làm sạch. Để bảo đảm về mặt drum sạch sẽ trước khi thực hiện bản photocopy kế tiếp, phần mực bất kỳ còn sót lại trên bề mặt drum phải được cạo sạch bằng dao gạt.
+ Xoá. Bước này sẽ loại bỏ điện tích bất kỳ còn lưu lại trên bề mặt drum trước khi thực hiện quy trình photocopy kế tiếp. Điều này được tiến hành bằng cách dùng một nguồn sáng khác, được gọi là đèn xoá, chiếu sáng toàn bộ bề mặt drum. Khi đó, toàn bộ bề mặt drum trở thành vật dẫn và mọi điện tích còn sót lại sẽ được dẫn về phía mass.

* Khái quát chu kỳ photocopy hoàn chỉnh / mucinhanoi365.com

I. Sự tích điện
Bước này cung cấp lớp điện tích đồng đều trên toàn bộ bề mặt Drum. Tínhđồng đều của lớp điện tích trên bề mặt drum là yêu cầu rất quan trọng; nếu không, ảnh tĩnh điện ẩn sẽ không đều khi hiện hình. Thiết bị corona (phóng điện hoa) sẽ đưa điện tích lên drum. Về cơ bản, thiết bị này gồm một hộp kim loại, bên trong có dây điện. Dây phóng điện hoa là dây kim loại mỏng. Điện nguồn được sử dụng để đưa điện tích điện áp cao đến dây phóng điện hoa. Điện tích này có thể có cực tính dương hoặc âm, tùy theo thiết kế của máy photocopy. Dây phóng điện hoa sẽ ion hóa các phân tử không khí xung quanh, từ đó, sẽ tích điện cho lớp quang dẫn trên bề mặt drum. Về cơ bản, điện tích được đưa đến dây phóng điện hoa sẽ đi qua lớp không khí để đến về mặt drum. Do Drum ở trong tối, lớp quang dẫn của drum có tác dụng cách điện, các điện tích lưu lại trên drum cho đến khi được chiếu sáng.
Theo thời gian, điện áp cao trên dây phóng điện hoa sẽ gây ra sự oxi hóa nhỏ trên dây này. Ngoài ra, dây phóng điện hoa có thể bị dơ do bụi giấy và mực. Sự tích điện có khuynh hướng tập trung vào các vùng bị dơ hoặc bị oxi hóa, tạo thành lớp điện tích không đồng đều trên bề mặt drum. Sự tích điện không đồng đều có thể gây ra các vệt sáng hoặc tối ngang qua bản photocopy. Để khắc phục khuyết điểm này, có thể sử dụng hệ thống scorotron.
Hệ thống scorotron gồm lưới scorotron và bộ varistor, có nhiệm vụ ổn  định điện tích do dây phóng điện hoa phát ra để tạo thành lớp điện tích đồng đều trên drum. Lưới scorotron được nối với bộ varistor. Varistor là linh kiện bán dẫn chỉ dẫn điện khi điện áp không thấp hơn giới hạn cho trước. Ví dụ, minh họa bộ varistor chỉ có thể dẫn điện khi điện áp lớn hơn 600 volt. Dây điện hoa phát ra điện tích 600 volt. Dây điện hoa có sự tập trung điện tích ở các vùng bị dơ sẽ phát ra 650 volt. Mọi điện tích không quá 600 volt sẽ được phép đi qua lưới scorotron để đến drum. Các điện tích lớn hơn 600 volt sẽ không đi qua lưới này để đến drum mà đi qua varistor, ở đó chúng bị dẫn về phía mass.

II. Tính Quang Dẫn

Một số loại vật liệu, được gọi là vật dẫn, cho phép các điện tích lưu thông qua chúng một cách dễ dàng. Các chất dẫn điện tốt là đồng, bạc, và vàng...  chúng được dùng để làm dây điện, dây điện thoại, và nhiều công dụng khác cần có sự dẫn điện dễ dàng.
Một số vật liệu, được gọi là chất cách điện, hầu như không cho phép các điện tích lưu thông qua chúng. Các vật liệu cách điện thông dụng gồm chất dẻo, cao su, và thuỷ tinh. Chất cách điện rất hữu dụng để ngăn chặn điện tích truyền đến nhưng nơi bạn không muốn chúng đến. Ví dụ, dây điện trong nhà bạn được phủ chất cách điện,  chẳng  hạn  nhựa,  để  tránh  điện  giật  hoặc  hoả  hoạn.  chất bán dẫn là các vật liệu có thể thay đổi tính dẫn điện. Chúng có thể chuyển từ vật dẫn tương đối thành chất cách điện tương đối tốt.
Các vật liệu cảm quang là chất bán dẫn nhạy với ánh sáng. Khi tiếp xúc với ánh sáng, chất cảm quang hoạt động như một vật dẫn và cho phép dòng điện đi qua. Khi khôg đưược chiếu sáng, chất cảm quang trở thành chất cách điện và ngăn cản điện tích lưu thông. Lớp quang dẫn mỏng trên bề mặt Drum của máy photocopy hoạt động theo nguyên lý đó. Khi có ánh sáng, lớp này có tính dẫn
điện và cho phép điện tích lưu thông; nhưng khi ở trong tối, lớp này hoạt động như một chất cách điện.

III. Đặc tính của Drum ( Trống )

Các kỹ sư và nhà thiết kế máy photocopy rất quan tâm đến đặc tính của Drum. Họ thiết kế từng bộ phận trong quá trình sao chép để làm việc với loại drum xác định được sử dụng trong máy photocopy. Bạn không thể hoán đổi drum giữa các loại hoặc các model máy photocopy. Khi cần thay drum, bạn chỉ có  thể thay đúng loại drum được thiết kế cho máy đó. Drum được chế tạo với nhiều loại vật liệu quang dẫn, thông dụng nhất là:
+ Cadmium sulfide (CdS)
+ Selenium (Se) với arsenic (As)
+ Chất quang dẫn hữu cơ (OPC)
+ Chất quang dẫn hữu cơ kim loại (OPC-M)
Các máy photocopy hiện nay sử dụng nhiều loại drum, chúng khác nhau về các tính chất sau:
+ Tính cảm quang (tốc độ, sự đáp ứng với ánh sáng).
+ Sự đáp ứng quang phổ.
+ Độ bền và tính chịu nhiệt.
+ Tính phân cực.
+ Tính cảm ứng từ dư.
+ Khả năng làm sạch.
+ Giá thành.
Tính cảm quang. Tính cảm quang liên quan đến tốc độ đáp ứng với các thay đổi ánh sáng của lớp quang dẫn trên drum. Tính cảm quang nhạy hơn, drum đáp ứng nhanh hơn và các điện tích trên bề drum đi qua lớp quang dẫn nhanh hơn khi tiếp xúc với ánh sáng.
Sự đáp ứng quang phổ. Sự đáp ứng quang phổ liên quang đến khả năng phân biệt màu sắc (bước sóng ánh sáng) của drum. Khi ánh sáng phản xạ từ tài liệu gốc có nhiều màu, mỗi màu sẽ phát ra một bước sóng ánh sáng riêng. Từng bước sóng ánh sáng sẽ làm giảm điện tích trên bề mặt drum theo giá trị xác định. Điều này dẫn đến bản sao màu tương tự bản sao trắng đen với các độ xám khác nhau. Drum có tính đáp ứng quang phổ tốt sẽ có độ nhạy màu tương tự mắt người.
Độ bền và tính chịu nhiệt. Độ bền và tính chịu nhiệt của drum là khả năng chịu được các điều kiện thực tế trong quá trình sử dụng, chẳng hạn sự tiếp xúc cơ khí, sự phóng và nạp điện và nhiệt. Các vật liệu chế tạo drum luôn luôn có tính chịu nhiệt và độ bền đặc trưng.
Tính phân cực. Tính phân cực liên quan đến khả năng drum chấp nhận một loại cực tính so với cực tính khác. Chẳng hạn, một số drum có thể tiếp nhận và duy trì điện tích dương tốt hơn điện tích âm. Theo đó, các bộ phận khác trong máy photocopy  cũng  phải  được  thiết  kế  theo  tính  phân  cực  của  drum.  Tính cảm ứng từ dư. Tính chất này liên quan đến khả năng duy trì điện tích của drum khi không có ánh sáng. Lớp quang dẫn không thể dẫn điện hoặc cách điện hoàn hảo. Điện tích của drum luôn luôn tổn thất theo thời gian, ngay cả trong bóng tối. Tính cảm ứng từ dư xác định lượng điện tích tương đối bị thất thoát của các drum.
Khả năng làm sạch Khả năng làm sạch liên quan đến các tính chất của drum, khó hoặc dễ làm sạch mực trong bước làm sạch của quá trình photocopy. Giá thành. Giá thành liên quan đến giá cả của drum, cụ thể là liên quan trực  tiếp đến loại vật liệu quang dẫn được sử dụng.

IV.  Chuyển hình

Chuyển hình là đưa hình ảnh mực từ drum lên giấy photocopy. Bước chuyển hình được thực hiện bằng cách đưa điện tích mạnh từ dây điện hoa chuyển hình vào mặt sau tờ giấy photocopy. Điện tích này phải có cùng cực với điện tích đang hút ảnh mực vào drum. Vì vậy, nếu drum có điện tích dương, điện tích đưa vào tờ giấy photocopy cũng phải dương. Sau đó giấy photocopy được đưa đến và tiếp xúc với drum. Điện tích trên giấy photocopy lớn hơn điện tích giữ ảnh mực với drum; do đó, ảnh mực bị hút về phía giấy photocopy mạnh hơn nên rời khỏi  drum và bám vào giấy photoccopy.

V. Sự tách giấy

Điện áp dc được đưa lên giấy photocopy trong bước chuyển hình làm cho tờ giấy bám dính vào drum. Nhiệm vụ của bước tách hình là trung hoà điện tích  trên tờ giấy photocopy để làm giấy rời khỏi drum. Điều này được thực hiện bằng cách đưa trường dòng điện xoay chiều mạnh vào mặt sau tờ giấy. Điện hoa tách giấy (thường được kết hợp với điện hoa chuyển hình trong một thiết bị)sẽ cung  cấp trường ac để trung hoà điện tích để đưa vào giấy photocopy trong bước chuyển hình, giấy photocopy không còn điện tích. Khi không còn điện tích tờ giấy photocopy rơi ra (tách) khỏi drum.
Phương pháp tách cơ học cũng được sử dụng để tách giấy ra khỏi drum. Thay vì dùng điện hoa, phương pháp này sử dụng dải chất dẻo mylar tại một trong các cạnh biên của tờ giấy photocopy và "cạy" giấy ra khỏi drum. Phương pháp này thường áp dụng cho các máy nhỏ.

VI. Nung chảy mực

Đến công đoạn này trên giấy photocopy đã có ảnh mực của tài liệu gốc. Tuy nhiên, sự va chạm rất nhẹ cũng có thể làm ảnh này bị lem. Do đó bước nung chảy mực có tác dụng gắn chặt vĩnh viên ảnh mực vào giấy photocopy bằng cách dùng nhiệt nung chảy mực photocopy; sau đó, ép mực nóng chảy vào các thớ giấy bằng các con lăn nung. Các con lăn nung được cấp nhiệt bằng đèn, bố trí ở tâm con lăn trên. Bề mặt của con lăn  sẽ  ép  mực  nóng  chảy  vào  các  thớ  giấy  và  gắn chặt  ở  đó.  

VII. Làm sạch

Đến lúc này bản photocopy đã hoàn chỉnh. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho bản photocopy kế tiếp, mọi phần mực bất kỳ còn sót lại trên drum, do không được chuyển qua giấy, phải được xoá sạch. Điều này được thực hiện bằng cách nạo cơ học phần mực còn sót ra khỏi drum với dao làm sạch, được chế tạo bằng vật  liệu đàn hồi cao và hoạt động tương tự cái gặt nước trên kính chắn gió xe hơi. Khi drum quay dao này sẻ cạo sạch phần mực bất kỳ còn sót trên drum.

VIII. Xoá

Bước cuối cùng trong quá trình photocopy là trung hoà bộ điện tích còn lại trên drum. Công đoạn này được thực hiện bằng cách chiếu sáng bề mặt drum với với ánh sáng mạnh của đèn xoá. ánh sáng đèn xoá làm cho toàn bộ bề mặt drum trở thành vật dẫn điện. Điện tích bất kỳ còn lưu lại trên drum sẽ truyền qua lớp quang dẫn và chuyển và chuyển về mát. Lúc này drum đã sẳn sàng để bắt đầu chu kỳ photocopy mới.
Hiểu nguyên lý hoạt động của máy photocopy là điều rất cần thiết để nhận biết và xử lý các sự cố của máy. Các chương tiếp theo sẽ trình bày chi tiết các linh kiện thực tế, chức năng của chúng khi thực hiện các bước trong quy trình photocopy. Các linh kiện này hư hỏng ra sao và phương pháp sữa chữa chúng.

IX. Bộ phận hiện hình

Bộ phận hiện hình gồm các linh kiện mucinhanoi365.com
1/ Chất hiện hình (hỗn hợp mực và chất mang)

2/ Con lăn rỗng
3/ Con lăn từ tính

4/ Mạch thiên áp

5/ Vít tải mực
6/ Thân bộ phận hiện hình

Cụ thể như sau :
1/ Chất hiện hình (hỗn hợp mực và chất mang)
2/ Con lăn rỗng
Con lăn rỗng được dùng để trộn chất hiện hình rồi trút lên con lăn từ tính. Con lăn rỗng, bên trong có cánh phân chia thành nhiều ngăn. Khi con lăn quay, mực và chất mang được trộn đều, tạo điều kiện hình thành các điện tích tính điện do ma sát. Sau đó, con lăn này đổ chất hiện hình đã trộn đều lên con lăn từ tính.

3/ Con lăn từ tính
Con lăn này gồm
ống lót kim loại bên ngoài và lõi từ tính bên trong. Lõi từ gồm các nam châm đối diên nhau. Các nam châm này tạo nên các đường từ lực được gọi là từ thông, trên bề mặt con lăn. Do chất mang là các hạt sắt, chúng bị hút vào con lăn từ, còn các hạt mực photocopy do bị hút chặt với các hạt chất mang, nên chúng cũng bị kéo theo các hạt chất mang. Các đường từ thông trên con lăn từ sẽ làm  cho các hạt chất mang dựng đứng lên, tựa như "bàn chải" tóc trên bề mặt con lăn từ. ống lót ngoài của con lăn từ quay làm cho "bàn chải" quay theo. Khi quay, "bàn chải" tiếp tục lấy thêm chất hiện hình mới từ con lăn rỗng.
Con lăn từ được bố trí đủ gần với drum, sao cho chất hiện hình quét lên ảnh tĩnh điện ẩn trên drum. Điện tích trên drum cùng cực tính với chất mang, nhưng có điện thế lơn hơn nhiều. Vì vậy, mực chịu lực hút về phía điện tích trên drum lớn hơn so với các hạt chất mang, nên rời khỏi các hạt chất mang, do đó cùng với cực tính drum, không bị hút theo và vẫn ở lại trên con lăn từ.
Trong các vùng trên drum được chiếu sáng, tương ứng với những phần trắng trên bản gốc, điện tích sẻ bị khử và trở nên trung hoà. Tuy nhiên vẫn còn một lượng nhỏ điện tích tốn tài trong các vùng đó. Do qúa trình khử điện tích trong bước chiếu sáng không thể hoàn hảo, mạch thiên áp được sử dụng để loại bỏ phần mực bám vào các vùng "không có hình ảnh" này, ở đó không cần có mực.
4/ Mạch thiên áp
Để giải thích nguyên lý hoạt động của mạch thiên áp, bạn hãy xem xét ví dụ sau:
✓    Mực mang điện tích âm. Diện tích ảnh ẩn trên drum mang điện tích có
điện thế +600 volt. Các vùng không có ảnh mang điện tích +100 volt. Bình thường, mực bị hút về cả vùng có ảnh và vùng không có ảnh. Mạch thiên áp có tác dụng loại bỏ hiện tượng này.
✓    Điện tích +150 volt được đưa vào ống lót trên con lăn từ. Bạn cần nhớ, mực sẻ bị hút về phía có điện thế lớn nhất. Do hình ảnh trên drum có điện tích +600 volt, mực sẽ rời khỏi lăn từ (+150 volt) để bám vào  hình ảnh ẩn trên drum. Trong khi đó, đối với các vùng không có ảnh, điện  tích chỉ +100 volt, mực bị hút mạnh hơn về phía con lăn từ (có điện  tích +150 volt). Vì vậy mực không thể rời khỏi con lăn từ để bám vào các vùng không có ảnh. Sau khi được phủ mực, ảnh tĩnh điện ẩn trở nên thấy ảnh (ảnh mực). 
5/ Vít trộn mực
Vít này vận chuyển mực từ bình mực qua bộ phận hiện hình và đến con lăn rỗng. Về cơ bản, vít trộn mực chạy dọc theo chiều dài của bộ phận hiện hình.  Khi quay, vít này sẽ kéo theo mực mới để duy trì mức mực thích hợp.
Thân bộ phận hiện hình. Thân bộ phận hiện hình là phần vỏ ngoài của bộ phận hiện hình. Tất cả các linh kiện của bộ phận hiện hình được lắp bên trong hoặc gắn vào phía ngoài thân này.

X. Hiện hình

Bước hiện hình sẽ phủ mực lên ánh tĩnh điện ẩn bằng cách quét chất hiện hình (hỗn hợp sắc tố và chất mang) lên drum.
Mực:
Mực photocopy được dùng để in hình ảnh bản gốc lên giấy là "mực khô" một loại bột mịn được làm từ carbon và nhựa. Khoảng 100 hạt mực có thể khớp với một ảnh điểm trên giấy. Trong quá trình photocopy, mực sẻ tiêu hao và cấn  bổ sung. Mực thường được chứa trong bình có thể lắp bằng ren vào máy photocopy hoặc được tái nạp trong bình dự trữ khi hết mực. Mực được chế tạo để nóng chảy ở nhiệt độ xác định, do đó bạn cẩn bảo quản mực ở nơi khô mát, không được nóng hơn ở nhiệt độ phòng. Mỗi loại mực đều có tính chất riêng, đặc biệt là từ tính. Bạn không nên sử dụng loại mực không dành riêng cho kiểu máy của bạn, trừ khi bạn biết chắc loại mực đó dùng được.
Chất mang:
Chất mang là bột từ tính mịn, thường được chế tạo bằng cách nghiền các hạt sắt và phủ lớp nhựa mỏng. Do được sản sản xuất  bằng  phương  pháp nghiền, nên  mép  của  các hạt từ  tính thường lởm chởm và sắc. Do đó, chúng được phủ một lớp nhựa để làm nhẵn các mép và tạo chúng có dạng tròn đồng nhất. Lớp nhựa còn các tác dụng "chống dính" đối với mực, ngăn mực dính  chặt với các hạt chất mang.
Chất hiện hình:
Chất hiện hình là hỗn hợp mực photocopy và chất mang. Thông thường, chất hiện hình chứa 92% chất mang và 8% mực photocopy. Trong quá trình thực hiện các bản photocopy, mực được tách khỏi chất hiện hình. Để duy trì tỷ lệ đúng giữa mực và chất  mang,  cần đổ mực vào  hỗn  hợp  này  khi  mực  bị  hao  hụt. Tĩnh điện ma sát (triboelectricity).
Từ  triboelectricity có  nguồn gốc từ  tiếng  Hy  Lạp  có nghĩa là  "chà xát".
Đây là điện tích phát sinh do ma sát. Khi mực và chất mang cọ với nhau, sự ma sát này sẽ tạo ra các điện tích giữa chúng, tương tự tĩnh điện được hình thành khi bạn đi qua tấm thảm. Để có tác động cọ xát giữa mực và chât mang, hai dây này được trộn bằng con lăn rỗng để tạo ra các điện tích trái dấu trên mực và chất mang. Mực có thể mang điện tích âm, còn chất mang có điện tích dương. Do đó, các hạt mực và chất mang hút lẫn nhau, dẫn đến các hạt mực  bám vào các hạt chất mang.

XI. Sự phóng hình

Công đoạn thứ hai trong bước chiếu sáng là hội tụ và phóng hình ảnh được chiếu sáng của tài liệu gốc lên bề mặt drum.
Điều này được thực hiện bằng hệ thống quang gồm các linh kiện sau:
+ Gương thứ nhất.
+ Bộ phận di chuyển đầu quét.
+ Hai gương thứ hai và thứ ba.
+ Thấu kính hoặc nhóm lưới thấu kính
+ Gương thứ tư
+ Drum
Hình ảnh tài liệu gốc phải được hội tụ (bằng các thấu kính) trước khi phóng  lên drum để tạo ra bản photocopy đẹp, sắc nét. Trong các máy photocopy hiện nay thường sử dụng hai loại thấu kính: thấu kính nguyên và nhóm l−ới thấu kính.
Thấu kính nguyên Thấu kính nguyên là loại thấu kính được sử dụng phổ biến nhất trong các máy photocopy hiện nay. Thấu kính này tương tự thấu kính sử dụng trong camera. Các gương hướng hình ảnh tài liệu gốc đến thấu kính; khi đi qua thấu kính hình ảnh này sẽ được hội tụ. Để hình ảnh được phóng hội tụ trên Drum cần có khoảng cách nhất định, được gọi là tiêu cự. Nếu khoảng cách giữa tấm kẹp giấy và drum là đường thẳng, máy photocopy phải rất lớn. Các gương cho phép ánh sáng gấp khúc vài lần bên trong máy photocopy để duy trì tiêu cự thích hợp. Trong các máy photocopy kiểm tấm kẹp giấy cố định, khi đầu quét di chuyển, các gương thứ nhất, thứ hai, và thứ ba cũng di chuyển (bằng hệ thống đai và pulley) để duy trì tiêu cự thích hợp.

Nhóm lưới thấu kính

Hệ thống thấu kính sử dụng mảng sợi quang hội tụ ánh sáng kẹp giữa hai lớp nhựa. Trong hệ thống này, không cần sử dụng các gương. ánh sáng từ bản gốc đi qua nhóm lưới thấu kính, rồi chiếu thẳng lên drum. Hệ thống đơn giản  này có thể làm giảm giá thành của các máy nhỏ, nhưng có nhược điểm là không thể sử dụng trong các máy có chức năng phóng to thu nhỏ. Trong hệ thống thấu kính nguyên, thấu kính có thể di chuyển để thay đổi chiều rộng của hình ảnh được phóng, qua đó thay đổi kích cỡ hình ảnh được phóng lên drum. Nhóm lưới thấu kính chỉ có thể thực hiện các bản sao theo tỷ lệ 1:1.
Hình ảnh tài liệu gốc được phóng lên drum, các vùng chiếu sáng sẽ trở thành vật dẫn điện, và điện tích trong các vùng đó có khả năng đi qua lớp quang dẫn, tại đây chúng bị dẫn về phía mass. Ví dụ, trên bản gốc trắng đen, các vùng đen có hình ảnh trên giấy và các vùng trắng đen, các vùng đen có hình ảnh trên giấy và các vùng trắng không có ảnh. Các vùng trắng phản xạ ánh sáng. Trong các vùng trên Drum được chiếu sáng, lớp quang dẫn trở thành vật dẫn, điện tích trong các vùng đó sẽ bị khử. Trái lại, các vùng màu đen trên tài liệu gốc sẽ có hình ản trên drum. Các vùng màu đen không phản xạ ánh sáng, vì vậy không  có
ánh sáng chiếu lên drum từ các vùng đó. Trong các vùng không được chiếu sáng, lớp quan dẫn cách điện, do đó điện tích vẫn tồn tại. Kết quả là ảnh điện của tài liệu gốc hình thành trên drum. Hình ảnh này được gọi là ảnh tĩnh điện ẩn.

XII. Sự chiếu sáng

Đây là bước chiếu sáng tài liệu gốc và phóng hình ảnh của tài liệu lên bề mặt Drum. Các linh kiện dùng để chiếu sáng tài liệu gốc gồm:
-    Tấm kẹp giấy (kính và nắp trên)
-    Đèn rọi
-    Gương phản chiếu
-    Khẩu độ
-    Bộ phận điều khiển sự chiếu sáng bằng tay Tấm Kẹp Giấy
Tấm kẹp giấy gồm mặt kính và nắp trên. Khi photocopy, tài liệu gốc được đặt lên tấm kính này và đậy nắm trên lại. Tùy theo thiết kế, tấm kẹp giấy có thể cố định hoặc di động.
Trên máy photocopy kiểm tấm kẹp giấy cố định, đèn rọi, được lắp trong đầu quét, di chuyển bên dưới tấm kính. Công đoạn này được coi là quá trình quét. Quá trình quét sẽ chiếu sáng toàn bộ bản gốc bằng cách di chuyển đèn rọi qua suốt chiều dài bản tài liệu gốc. Đầu bộ phận quét di chuyển với tốc độ chính xác bằng hệ thống đại và pulley.
Trong máy photocopy kiểu tấm kẹp giấy di động, đèn rọi ố định, còn tấm kẹp giấy di chuyển qua đèn rọi. Kiểu tấm kẹp giấy di động thường chỉ sử dụng trên các máy photocopy nhỏ, vì chúng hoạt động tương đối chậm.

XIII. Đèn Rọi

Đèn rọi được bố trí bên trong cụm đầu quét. Cụm đầu quét còn được lắp thêm các gương phản chiếu để bảo đảm ánh sáng từ đèn rọi chiếu đồng đều lên toàn bộ bản gốc. Các gương phản chiếu thường được tráng chrome để tăng khả năng phản chiếu. ánh sáng do đèn rọi phát ra chiếu vào các gương này và phản chiếu lên tài liệu gốc. Các gương phản chiếu còn có tác dụng loại bổ các bóng  tối do tài liệu gốc không áp sát mặt kính, chẳng ạn cuốn sách mở, do các gương phản chiếu được bố trí theo những góc khác nhau, tương tự các nhà nhiếp ảnh sử dụng tổ hợp đèn để loại bỏ các vùng tối trên mặt người mẫu.

Khẩu độ

Thiết bị này được dùng để phân bố đều ánh sáng do đèn rọi phát ra. ánh sáng do đèn rọi phát ra không ổn định suốt chiều dài của đèn, một số điểm có thể sáng hơn các điểm khác. ánh sáng không đều sẽ tạo ra chất lượng bản photocopy không đồng đều, một số vùng tối hơn các vùng khác. Khẩu độ gồm hai cánh, một cánh cố định và một cánh điều chỉnh được. Quỹ đạo ánh sáng từ tài liệu gốc đi qua hai cánh này. Cánh điều chỉnh cho phép bạn thu hẹp hoặc mở rộng khoảng hở giữa hai cánh để điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua chúng. Koảng hở giữa hai cánh càng hẹp, ánh sáng đi qua càng ít, bản photocopy càng tối. Khoảng hở giữa hai cánh càng rộng, ánh sáng đi qua càng nhiều, bản photocopy càng sáng. Việc điều chỉnh tương đối đơn giản. Hai cánh có các vít điều chỉnh dọc theo chiều dài đèn rọi để bạn có thể điều chỉnh chúng khi độ sáng của đèn rọi không đều. Bạn chỉ cần xoay vít điều chỉnh ở vùng đèn cần điều chỉnh. Sự điều chỉnh khẩu độ được giải thích cặn kẻ hơn trong phần sau...

Điều khiển chiếu sáng bằng tay

Linh kiện rọi sáng cuối cùng là nút điều khiển chiếu sáng bằng tay, được bố trí trên bảng điều khiển của máy photocopy. Nút điều khiển chiếu sáng cho phép bạn dùng tay điều chỉnh độ sáng của đèn rọi bằng cách điều khiển điện áp cung cấp cho đèn rọi. Điện áp ảnh hưởng trực tiếp đến độ sáng của đèn. Đèn càng sáng, bản photocopy càng sáng. Bạn cũng có thể sử dụng nút điều khiển này đề làm mờ đèn rọi để có bản photocopy tối hơn.

 

|Liên hệ dịch vụ sửa máy photocopy

 

Từ khóa tìm kiếm: nguyên lý hoạt động máy photocopy, cấu tạo máy photocopy, nguyên lý hoạt động máy photocopy xerox, cấu tạo máy photocopy xerox, cấu tạo cơ bản máy photocopy, nguyên lý cấu tạo máy photocopy xerox, nguyên lý cấu tạo photocopy fuji xerox

Người viết bài: Nguyễn Công

Ngày tạo: 05/06/2017

Lượt xem: 17185

Lựa chọn đánh giá

Tổng số đánh giá: 55

Điểm đánh giá: 5

☎️ 0988.55.33.53

📩 mayvanphonghabac@gmail.com

HỆ THỐNG VĂN PHÒNG